Nhận định Ajax Amsterdam vs AS Roma (2 giờ sáng mai 9.4): Cuồng phong gặp phù thủy
Vào ngày cuối cùng của năm Giáp Thìn, đa số người dân buôn bán bận rộn suốt những ngày qua mới có thời gian để đi chợ để chọn hoa, chọn vật phẩm trang trí và đồ dự trữ cho những ngày Tết. Các shipper cũng tranh thủ chạy nốt vài chuyến cuối giao bưu phẩm kịp cho khách hàng trước Tết.Không khí bận rộn, nhộn nhịp vẫn thường thấy vào những ngày cận Tết. Đường sá tại những khu chợ, đường hoa luôn tấp nập người qua lại, ai cũng chất đầy những sắc màu của Tết như chậu hoa, đồ trang trí, thực phẩm...Nhiều tựa game hâm nóng sân chơi eSports Việt đầu năm 2024
Một quan chức quân đội Pháp ngày 6.1 cho biết hàng chục binh sĩ Ukraine đã biến mất trong thời gian tham gia huấn luyện tại Pháp. "Có một số trường hợp vắng mặt nhưng là rất ít so với lượng người đang trải qua huấn luyện. Họ từng ở trong doanh trại của Pháp và họ có quyền ra ngoài", vị quan chức nói với AFP.Theo quan chức này, các binh sĩ Ukraine chịu chế độ kỷ luật do quân đội Ukraine đặt ra và sẽ không bị Pháp xử lý hình sự vì vắng mặt. "Nếu ai đó vắng mặt, công tố viên Pháp không có quyền bắt họ. Quyền được trao cho nhà chức trách Ukraine trên đất Pháp chỉ là quyền kỷ luật", vị quan chức cho hay.Có 2.300 binh sĩ Ukraine được huấn luyện tại Pháp và được 300 sĩ quan giám sát. Những người này là thành viên của Lữ đoàn cơ giới 155, một trong số các lữ đoàn mới được thành lập vào năm 2024.Lữ đoàn 155 có 4.500 binh sĩ, trong đó 2.200 người được huấn luyện trong nước. Tư lệnh Bộ binh Ukraine Mykhailo Drapaty ngày 6.1 xác nhận có vấn đề đối với lữ đoàn nói trên. "Tất cả đã được nhìn nhận, phân tích và một số đã có kết luận", tướng Drapaty nói.Tuần trước, Cục Điều tra nhà nước Ukraine mở cuộc điều tra đối với việc vắng mặt của các binh sĩ trong đơn vị và một trường hợp quan chức quân đội lạm quyền.Hầu hết binh sĩ thuộc Lữ đoàn 155 là tân binh, không có kinh nghiệm chiến đấu. Hồi tháng 12.2024, nhà báo Ukraine Yuriy Butusov cho hay 1.700 binh sĩ đã trốn khỏi lữ đoàn này và 50 người bỏ trốn khi đang huấn luyện tại Pháp. Khi được hỏi về thông tin này, ông Drapaty không bác bỏ và bổ sung: "Một số sự thật được nêu đã xảy ra trong khi có lẽ không ở quy mô và mức độ như được trình bày". Trước đó, thông tin từ truyền thông và giới nghị sĩ Ukraine cho thấy Lữ đoàn 155 hoạt động kém hiệu quả và đã bị giải tán để bổ sung lực lượng cho các đơn vị khác.Ông Drapaty nói rằng việc thành lập lữ đoàn là "bài học và kinh nghiệm tiêu cực" nhưng nhấn mạnh đang nỗ lực để mang lại hiệu quả.
Cô gái Việt và chú vịt Bim Bim được lên sóng Warner Bros. Discovery
Hoạt động nghệ thuật cả năm dài, vẽ và vẽ, nhưng định thành một khái niệm vẽ tết ở cùng một đề tài, không nhiều họa sĩ đeo đuổi. Ba nhân vật giới thiệu trong bài, mang 3 phong cách - ngôn ngữ - cá tính - tư duy hội họa khác biệt nhau, nhưng mang điểm chung là đều vẽ về tết. Miền tết ấy, là những "phẫu thuật" đến tận cùng vẻ đẹp hoa đào của người được mệnh danh là họa sĩ hoa đào: Nguyễn Hữu Khoa; hay là những gian bếp củi đơn sơ mà ấm nồng, gợi về thời gian khó những cái tết mà họa sĩ Nguyễn Minh từng trải nghiệm thời thơ ấu. Ở một góc tết khác qua tranh lụa, họa sĩ Vũ Thùy Mai lại đem đến kết nối của quá khứ vào hiện tại, với nét đẹp diệu huyền, đậm niềm hoài cổ.Đã hơn 15 năm qua, cứ tết về, họa sĩ Nguyễn Hữu Khoa lại trình làng cho anh em văn nghệ và người yêu nghệ thuật những tác phẩm hoa đào đặc biệt. Phải gọi là đặc biệt, bởi tác giả là dân làng đào Nhật Tân, sinh ra và lớn lên trong gia đình trồng hoa đào, nên anh có góc nhìn và cách biểu hiện về hoa đào theo ngôn ngữ riêng. Mỗi độ tháng chạp, khi đường đê sông Hồng và quanh làng đào Nhật Tân chen chúc hoa đào đợi người mua chơi tết, họa sĩ Nguyễn Hữu Khoa lại rong ruổi qua các nhà thân quen chuyện trò, ngắm nghía, cảm nhận và… thấm nét đẹp của đào để đưa vào hội họa.Hữu Khoa bảo: "Cây đào khi nở, từ đào phai, đào bích, nếu nhìn qua chỉ thấy các bông cùng một tông màu, chẳng có gì khác biệt, nhưng nếu dành thời gian quan sát kĩ, sẽ thấy mỗi bông hoa, từng búp lá, đều mang những sắc thái rất riêng, và đều đẹp". Đấy là mới nghe Hữu Khoa tả về hoa, có dịp cùng anh mỗi mùa tết rong chơi các vườn đào, mới thấy đằng sau vẻ đẹp rung rinh, mong manh của sắc hoa, là cả thế giới diệu kỳ được lý giải thật cặn kẽ. Muốn cổ kính, xù xì già nua, hoài cổ… những gốc đào thế là lựa chọn hàng đầu. Rồi đến đào vọt, đào huyền, đào dông, đào cành, đào chậu… chuyển qua màu sẽ có đào bích, đào phai, đào thất thốn… Tất cả cùng là đào nhưng bao điều khác biệt. Những khác biệt cặn kẽ đến chi tiết siêu nhỏ như gân lá, nút hoa, cánh hoa, nhụy vàng… được Hữu Khoa diễn lên toan thành tác phẩm. Vẽ cho giống hoa đào với Hữu Khoa không là điều khó, bởi ngoài bề dày là cư dân làng đào, cùng 15 năm vẽ đào ngày xuân, nhìn lại cả chặng dài sáng tác ấy, thấy rõ những chuyển biến khác biệt, vẫn là rực rỡ, tươi vui, và… rất đào, hiện đại, trẻ trung chứ không bị sa đà vào đặc tả sến súa. Nói về cảm nhận và cách thể hiện đề tài đào xuân bền bỉ sau ngần ấy năm, Hữu Khoa chia sẻ: "Tôi muốn tìm cách thể hiện mới theo từng năm với đề tài hoa đào. Càng về sau, tôi không tập trung miêu tả vào chi tiết như trước, mà chỉ gợi hình để tác phẩm đem lại nhiều cảm nhận cũng như tăng tính đương đại hơn là nghĩ về một tác phẩm hoa đào truyền thống". Miền xuân ấy của họa sĩ Vũ Thùy Mai, với những tưng bừng, rạng rỡ, nhưng không quá chói gắt, va đập của những gam màu mạnh, nóng, mà được biểu hiện theo phong cách đồng hiện, rõ ràng, nên thơ, dịu dàng trên lụa - chất liệu yêu thích trong sáng tác của họa sĩ những năm gần đây. Nhành mai trắng, chậu thuỷ tiên rực nở, mâm trái cây ngũ quả… Những chi tiết gợi về tết được khai thác nhiều trong tác phẩm của Vũ Thùy Mai.Nữ họa sĩ chia sẻ lý do: "Cuộc sống vốn nhiều bộn bề, lo toan, nên khi vẽ, tôi muốn gửi vào đó mong vọng cuộc sống an lành, tươi vui, nhẹ nhàng, thư thái. Không khí của mùa xuân, hoa lá đem lại cho tôi nguồn năng lượng tích cực. Tôi cũng là người yêu thích hoa, quanh cuộc sống của tôi ở gia đình cũng phủ đầy hoa lá". Đi vào chi tiết trong từng tác phẩm hoa xuân của Vũ Thùy Mai, lại thấy những nhấn nhá, kín đáo, e ấp chứ không phô trương, các cổ vật tiêu biểu thuộc các thời kỳ lịch sử gốm Việt, từ gốm hoa nâu thời Lý cho đến gốm hoa lam thời Lê Sơ, cả đồ sứ ký kiểu của triều Nguyễn. Sự kết nối sắc xuân từ hoa lá vào cổ ngoạn, lấp đầy không gian kiến trúc cũng được tinh chọn đậm phong cách thuộc địa từ các biệt thự cổ xưa thời Pháp thuộc, tạo cho từng tác phẩm những nét quen, những cảm xúc hoài niệm, đong đầy tình cảm. Những dắt díu từ cổ xưa vào đương đại, Vũ Thùy Mai cho biết nguyên cớ: "Bố cục các tác phẩm là sự sắp đặt có chủ ý, nhất là mảng tĩnh vật thông qua các hiện vật sưu tầm. Tôi muốn tranh của mình biểu hiện sự tĩnh tại, cổ vật gợi về niềm hoài cổ, còn hoa lá tươi vui là những gì của thực tại. Khi hai chi tiết ấy kết nối vào nhau, cũng cần ở bản thân tôi sự nhẫn nại, chậm rãi, vẽ thong thả, vẽ kỹ… Một bức tranh trung bình tôi mất một đến vài tháng thể hiện, đó cũng là cách tôi tự khiến mình tịnh lại để nhìn cuộc sống chậm hơn, cho tôi sự cân bằng". Nhìn vào miền xuân của Vũ Thùy Mai, thấy ngay ở đó cái rực rỡ của hoa xuân, nắng xuân, của những chỉn chu, quý phái, họa nên một không gian tết có xưa cũ, có hiện đại, tạo nên sự kết nối liền mạch thú vị, đậm nét Việt. Họa sĩ Nguyễn Minh, được bằng hữu trong giới nghệ thuật đặt cho biệt danh là "Minh phố" vì Minh hay vẽ phố. Nhưng một đề tài ngoài phố mà Minh theo đuổi mỗi khi tết về, ấy là vẽ bếp lửa. Nguyễn Minh nêu lý do: "Cứ tầm trước tết khoảng một vài tháng, tôi gác lại mọi thứ, chỉ vẽ đề tài về bếp, đến nay cũng đã hơn 6 năm rồi. Bếp lửa quê đối với tôi là một thời tuổi thơ, là những năm tháng sống với gia đình, ông bà nơi quê xa miền nông thôn. Bếp lửa với tôi là hoài niệm, khi tết về, tôi muốn vẽ lại hoài niệm từ những cảm nghiệm ký ức". Góc bếp của Nguyễn Minh, giản đơn chỉ với bếp lửa hồng, liễn mỡ, siêu nước, nồi bánh chưng, những khúc củi… nhưng khiến nhiều người rưng rưng bởi chạm vào ký ức của một thời thương nhớ. Nguyễn Minh nói thêm: "Ở quê có nhiều trải nghiệm, ký ức, nhưng tôi chọn góc bếp vì đó là nơi đoàn viên của cả gia đình. Nổi lửa là thấy ở đó sự ấm no, là khởi đầu cho ngày mới. Ngày tôi còn nhỏ, tôi được giao việc mỗi sáng phải thổi cơm xong rồi mới ra ngoài, nên nhiều tác phẩm về bếp, tôi đặt là Một ngày mới". Cùng là bếp, nhưng qua từng năm, Nguyễn Minh cũng có những cách thể hiện khác biệt. Bếp buổi nắng sớm, khác với bếp lúc ban chiều, bếp củi cũng là những gì đang hiện hữu, và cũng mất đi khi làng đã lên phố. Vẽ bếp, như để tìm lại chút lặng ngày xuân, tận hưởng những đủ đầy hôm nay và lắng lòng mình lại nhớ về những hoài niệm đẹp, giản đơn nơi bếp củi bập bùng.
Vì một lần tình cờ bắt gặp những chàng cầu thủ “điển trai” của Trường ĐH Quy Nhơn, nữ sinh của Trường ĐH Nha Trang quyết định sẽ đến cổ vũ cho những cầu thủ này.Tại SVĐ Trường ĐH Nha Trang, trong trận đấu giữa Trường ĐH Quy Nhơn và Trường CĐ Du lịch Nha Trang, chính là sự góp mặt không ít của các CĐV đến từ đội chủ nhà. Vừa là nơi mình theo học và cũng là nơi tổ chức đá bóng sinh viên tại thành phổ biển Nha Trang, nên những nữ CĐV này đã dành thời gian đến sân bóng cổ vũ cho các đội bóng thi đấu trên sân nhà.Với tinh thần cổ vũ là chính, những CĐV chia sẻ họ kỳ vọng các đội sẽ chơi hết mình, chơi đẹp, thắng đẹp, để lại ấn tượng trong lòng người hâm mộ. Đúng như kỳ vọng của những nữ CĐV, kết thúc trận đấu chính là chiến thắng với tỷ số 2-1, nghiêng về đội bóng Trường ĐH Quy Nhơn trong trận đối đầu với Trường CĐ Du lịch Nha Trang, tại Vòng loại khu vực Nam Trung bộ - Tây nguyên giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III – 2025 cúp THACO.
Phạm Trưởng: Anh Lý Hải đứng ra hàn gắn khi vợ chồng tôi gặp trục trặc
Chương trình Chuyến xe Tết sum vầy 2025 đã kết thúc nhận vé vào ngày 5.1.2025. Trong số 2.000 sinh viên và người lao động may mắn có trên tay tấm vé về quê đón Tết Ất Tỵ cùng gia đình, không ít câu chuyện khiến nhiều người phải xúc động.Em Trần Thị V.V (sinh viên Đại học Ngân hàng TP.HCM, quê Bình Định) là một trong những hoàn cảnh như thế. Bố mẹ ly hôn khi V.V còn trong bụng mẹ, một mình mẹ V.V phải nuôi nấng và chăm sóc 4 chị em. Kinh tế gia đình chỉ dựa vào 2 sào ruộng với 1 con bò, trong khi mẹ em năm nay cũng đã lớn tuổi, thường xuyên bị đau lưng và chân nhưng vẫn phải làm nhiều việc nặng nhọc để trang trải chi phí. "Tết đến em rất muốn sớm về để đón tết cùng mẹ, nhưng mà nghĩ đến tiền xe thì rất lo lắng. Vì tiền xe năm nào em về cũng tầm 800 ngàn trở lên, đó là một số tiền khá lớn đối với em", V.V chia sẻ. Năm nay là lần đầu tiên cô sinh viên này nhận được vé xe Tết sum vầy và đây chắc chắn sẽ là một hành trình đầy ấm áp với V.V trước thềm xuân mới.Sinh ra tại Hà Tĩnh, cô sinh viên năm nhất Lương Thị H.T (sinh viên Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch) cũng đang háo hức được về quê đoàn tụ với gia đình vào ngày 20.1.2025 sắp tới. Gia đình vốn đã khó khăn, em trai H.T lại không may mắc bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn, đã chữa trị 3 năm vẫn không thuyên giảm. Hằng tháng, gia đình H.T vẫn phải lo cho em trai đi bệnh viện uống thuốc định kỳ, đồng thời vay mượn để lo cho việc học của em. T chia sẻ: "Cái tết đầu tiên xa nhà em rất muốn được về nhà nhưng do tiền vé không hề rẻ. Để cha mẹ phải bỏ một số tiền không nhỏ để em về quê ăn tết, em thật sự rất thương và rất băn khoăn. Nhưng năm đầu xa nhà ăn tết một mình nơi đất khách em cũng rất buồn và tủi thân". Nhận tin sẽ được chương trình chuyến xe Tết sum vầy hỗ trợ vé về Hà Tĩnh, H.T không kìm được nước mắt xúc động.Không chỉ sinh viên, câu chuyện của những người lao động khó khăn cũng khiến bất cứ ai cũng phải ngậm ngùi. "Tôi Trần Nguyên B., là một người mù bẩm sinh, khi sinh ra hai mắt tôi hoàn toàn không nhìn thấy một xíu ánh sáng nào. Cảm nhận thế giới xung quanh của tôi là một màu đen vô tận. Hiện tại tôi đang sống và lao động ở TP.HCM, sau tôi là hai đứa em gái đang tuổi ăn tuổi học và một mẹ già, còn bố tôi mất cách đây 10 năm, với đồng lương ít ỏi mà mẹ tôi đi làm thuê thì không đủ để trang trải và lo cho hai đứa em", đó là những dòng tâm sự đầy xúc động của anh B. (quê ở thành phố Huế) gửi về chương trình.Chương trình chuyến xe Tết sum vầy đến với anh trong tình trạng kinh tế khó khăn khiến công việc xoa bóp bấm huyệt anh đang làm không còn đủ trang trải chi phí sinh hoạt. Tấm vé nghĩa tình từ chương trình sẽ đưa anh về quê ăn tết với mẹ và hai em ở quê, để an ủi cho những nhọc nhằn trong năm cũ và thắp lên hy vọng vào một năm 2025 khởi sắc hơn.Chương trình Tết sum vầy do Báo Thanh Niên phối hợp cùng Trung tâm Hỗ trợ học sinh sinh viên TP.HCM tổ chức, với sự đồng hành của Công ty cổ phần Acecook Việt Nam trao tặng 2.000 tấm vé xe về quê đón Tết Ất Tỵ 2025 cho sinh viên và người lao động khó khăn. Lễ tiễn chia tay sinh viên và người lao động sẽ tổ chức vào sáng 20.1.2025 tại Sân 4A, Nhà Văn hóa Thanh niên (Số 04 Phạm Ngọc Thạch, phường Bến Nghé, quận 1). Chương trình được tổ chức trong bầu không khí ấm cúng, với nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc, các phần quà Tết ý nghĩa cùng lời thăm hỏi động viên từ lãnh đạo các ban ngành.Bắt đầu từ TP.HCM, năm nay chuyến xe Tết sum vầy - Xuân hạnh phúc 2025 sẽ lăn bánh về các tỉnh: Ninh Thuận, Phú Yên, Quy Nhơn (Bình Định), Đắk Lắk - Gia Lai - Kon Tum, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng, Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa. Chỉ còn ít ngày nữa, chuyến xe sẽ chính thức khởi hành, mang theo niềm hân hoan và ước vọng về một năm mới ngập tràn yêu thương, hạnh phúc.Chương trình chuyến xe Tết sum vầy 2025 là hoạt động xã hội thường niên, có ý nghĩa tinh thần to lớn khi diễn ra cận Tết Nguyên đán, ngày lễ quan trọng nhất với người dân Việt Nam. Sau khi hoàn tất việc phát vé, ban tổ chức đang tích cực chuẩn bị cho các hoạt động tiếp theo để chuyến xe được tổ chức thành công, an toàn.